Phụ nữ mang thai thường được khuyên nghỉ ngơi nhiều, nhưng đối với rất nhiều phụ nữ, điều này không phải đơn giản. 97% phụ nữ mang thai nói rằng, giấc ngủ của họ bị xáo trộn, đặc biệt là trong 3 tháng cuối.
Thay đổi số lượng giờ ngủ cần thiết trong thời kỳ mang thai
Ba tháng đầu thai kỳ: Bào thai còn nhỏ, nhưng đã phát triển nhanh và đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Thậm chí nếu người mẹ cho phép mình ngủ lâu hơn, thì cô ấy vẫn cảm thấy mệt mỏi: nồng độ hoóc môn progesterone cao làm tăng buồn ngủ vào ban ngày và nhu cầu ngủ cũng tăng.
Progesterone cũng khiến cho việc sản sinh nước tiểu nhiều hơn. Bên cạnh đó, tử cung ép lên bàng quang khiến cho người mẹ phải thức dậy thường xuyên hơn vào buổi đêm để đi vệ sinh.
Ba tháng giữa thai kỳ: Thông thường, 3 tháng giữa của thai kỳ, giấc ngủ thường trở lại bình thường, bởi sự phát triển của bào thai chậm lại. Khó ngủ sẽ trở lại vào đầu của ba tháng cuối thai kỳ.
Ba tháng cuối thai kỳ: Sự phát triển nhanh chóng của bào thai đòi hỏi năng lượng nhiều hơn nữa, và cảm giác mệt mỏi - đây là một phần không thể thiếu trong giai đoạn này của thai kỳ. Nhiều phụ nữ bị đau lưng và chuột rút. Một số phụ nữ thì phàn nàn rằng họ tỉnh giấc và rất khó ngủ lại. Các chuyến “viếng thăm” nhà vệ sinh trở nên thường xuyên hơn .
Hậu quả của giấc ngủ ngắn trong thời kỳ mang thai
Ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cảm xúc, khả năng làm việc và sức khoẻ thể chất. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, phụ nữ ngủ ít hơn 5-6 tiếng mỗi ngày khi mang thai, sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp và trầm cảm hơn những người ngủ 7 tiếng.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra mất ngủ trong giai đoạn 3 của thai kỳ:
Thường xuyên vào nhà vệ sinh
Đau và/hoặc có cảm giác khó chịu
Chuột rút ở chân
Ợ nóng
Mơ
Các vấn đề về thể chất
Những thay đổi về thể chất và nồng độ hoóc môn có thể gây ra các vấn đề với sức khoẻ, thậm chí nếu trước khi mang thai người phụ nữ rất dễ ngủ. Progesterone và oxytocin là những hoóc môn của thời kỳ mang thai có thể làm cho giấc ngủ đứt quãng. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, “cầu thủ bóng đá” trong bụng có thể khiến người mẹ không thể ngủ.
Gia đình
Mang thai lần kế tiếp có thể khiến bạn cảm thấy áp lực hơn khi vừa phải chăm sóc lũ trẻ, vừa phải chăm sóc thai nhi và vừa phải chăm lo cho giấc ngủ của bạn. Để cân bằng được điều đó không phải đơn giản.
Nhiều loại thuốc hỗ trợ ngủ không được phép sử dụng
Nhiều loại thuốc ngủ không thích hợp cho phụ nữ mang thai. Trước khi uống thuốc cần phải có sự tư vấn của bác sỹ.
Chuẩn bị trước khi ngủ
Thực hiện những việc sau trước khi đi ngủ để giúp cho cơ thể dễ đi vào giấc ngủ:
- Tắm nước ấm, đọc sách, uống một cốc sữa nóng.
- Sử dụng gối đặc biệt để giảm áp lực và cơn đau lên các cơ, cũng như để hỗ trợ bụng.
- Ngủ nghiêng sang bên trái để giảm áp lực lên các mạch máu đưa máu đến tim.
- Để giảm chứng ợ nóng, nên nằm trên mặt phẳng và dùng gối.
Những việc cần làm trong ngày để có một giấc ngủ ngon:
Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, cũng như giúp giảm chuột rút ở chân. Các bác sỹ khuyên nên giữ hoạt động thể chất cho đến khi bạn vẫn cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, nếu trước khi mang thai bạn không tham gia hoạt động thể thao nào, thì nên cẩn thận hơn trong việc thực hiện lời khuyên này.
Nếu bạn có vấn đề với chứng ợ nóng, nên: tránh các loại cam quýt, nước ép, thực phẩm béo và các món cay, ăn các phần ăn nhỏ, loại bỏ caffeine.
Nếu buồn ngủ vào ban ngày, bạn nên chợp mắt một chút. Hãy nhớ rằng giấc ngủ ban này không kéo dài quá 40 phút.
Uống nhiều nước để tránh mất nước, nhưng hạn chế uống nước 2 tiếng trước khi ngủ để hạn chế việc đi vệ sinh buổi đêm.
>>> Xem thêm: